Văn khấn về nhà mới chuẩn xác nhất

21/07/2020 14:07:49 | 828 lượt xem

Làm nhà là việc quan trọng, mang ý nghĩa cả đời người. Dân gian có câu: Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá. Do vậy, làm bất cứ việc gì liên quan đến nhà đất cũng cần xin phép Thổ Thần cai quản nơi đó. Để chuẩn bị cho nghi lễ nhập trạch diễn ra thuận lợi, gia chủ cần chuẩn bị lễ cùng và bài văn khấn về nhà mới chu toàn. Cùng chonnamsinhcon.com nghiên cứu kỹ hơn qua bài viêt sau đây nhé.

Ý nghĩa văn khấn về nhà mới

Theo văn hóa tâm linh người Việt, nghi lễ về nhà mới mang ý nghĩa quan trọng, được ông cha ta gìn giữ và lưu truyền lại từ ngàn đời nay. Nghi lễ này được thực hiện cho cả nhà mua và nhà mới xây. Đồng thời, đây là một trong ba thủ tục khi làm nhà mà người Việt bắt buộc phải thực hiện:

Văn khấn về nhà mới chuẩn xác nhất 

– Nghi lễ cúng động thổ (Nghi lễ này được tiến hành để xin phép Thổ Thần trước khi xây dựng, khấn cúng động thổ)

– Nghi lễ cúng cất nóc (Nghi lễ này được triển khai trước khi tiến hành đổ mái nhà, được hiểu là báo cáo với Thổ Công và trời đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất)

– Nghi lễ cúng nhập trạch (Đây chính là nghi lễ cúng để cả gia đình chuyển về nhà mới). Nghi lễ nhập trạch được xem là hình thức đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà theo quan hệ dân gian.

Những bước thực hiện nghi lễ về nhà mới

Chọn ngày tốt chuyển nhà chính xác

Việc chọn ngày đẹp  với mong muốn mọi chuyện đều hanh thông, may mắn. Dân gian quan niệm đầu xuôi đuôi lọt, khi mọi việc ban đầu thuận lợi thì cuộc sống về sau cũng theo đó trở nên thuận lợi, tốt đẹp.

Chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch

Văn khấn về nhà mới chuẩn xác nhất 

Chuẩn bị lễ vật, lễ cúng cho nghi lễ sau khi chọn được ngày đẹp tiến hành. Lễ vật thường bao gồm:

  • Bếp than: Theo quan niệm dân gian, bếp than được đặt ngay cửa chính trước khi bước vào nhà. Sau đó gia chủ và lần lượt những thành viên trong gia đình bước qua và đi vào nhà. Lửa tính hỏa khi bước qua sẽ giúp loại bỏ những điều không may mắn còn vương trên người.
  • Bếp nấu: Gia chủ có thể sử dụng bếp than, bếp lửa. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng bếp điện bởi bếp dùng để nấu ăn trong ngày dọn nhà cần có ánh lửa.

Các bước làm lễ nhập trạch

Công tác chuẩn bị

  • Gia chủ nên mở tất cả cửa sổ, đèn điện trong nhà nên được bật hết lên
  • Đặt bếp than (đã nổi lửa) ngay trước cửa chính để bước qua

Tiến hành khi đến đúng ngày giờ

– Gia chủ bước qua bếp lửa giữa nhà, trên tay cầm bát hương. Những người còn lại trong gia đình cầm chổi, muối, nước, trang sức, bếp nấu bước theo sau. Không nên đi tay không vì nó mang ý nghĩa không có của cải. Mâm cúng nhập trạch đi cuối cùng.

– Đặt bát hương và mâm cúng để trên bàn thờ gia tiên

– Gia chủ và mọi người cùng lạy ba lạy, sau đó đọc bài văn khấn về nhà mới trước ban thờ

– Đích thân gia chủ bật bếp nước để nấu nước pha trà. Hành động này mang ý nghĩa khai bếp nhà mới. Nước sẽ được đun trong vòng 5 – 10p sau khi sôi, nấu nước càng lâu càng tốt.Dùng nước này dâng lên các vị thần linh và gia tiên, cũng có thể mời các thành viên trong gia đình cùng uống.

– Tiến hành dọn lễ, hóa vàng sau khi kết thúc nghi lễ nhập trạch.

Xem thêm văn khấn ông công ông Táo qua bài viết: Bài Văn khấn Ông Công – Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch.

Văn khấn về nhà mới chuẩn xác nhất

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……..

Hôm nay là ngày …….. tháng …….. năm …….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại: …………….. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!” (3 lạy)

Xem thêm văn khấn Tết qua bài viết Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên mùng 1 Tết .

BÌNH LUẬN: