21/07/2020 15:07:51 | 1026 lượt xem
Theo nếp xưa, mọi gia đình Việt đều thắp hương thờ Thổ Địa, Thần Tài và gia tiên mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng để cầu lộc may, xin phù độ, che chở cho gia đình trong khoảng thời gian sắp tới. Để thực hiện nghi thức này, mọi người chuẩn bị chút lễ mọn và bài văn khấn Thổ Địa chuẩn nhất. Cùng chonnamsinhcon.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Thần Tài, Thổ Địa tuy về hình chỉ có 1 Ông Thổ Địa và 1 Ông Thần Tài. Thế nhưng mỗi tượng như vậy đại diện cho 5 người.
Về Thần Tài có: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Còn ông Địa cũng có 5 ông: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
Vai trò của Thần Tài, Thổ Địa lại càng được xem trọng hơn trong những ngày giáp Tết. Người ta một mặt lo trang hoàng nhà cửa, một mặt cũng lo sửa soạn cho Thần Tài, Thổ Địa sạch sẽ. Thông thường, nếu tượng hai vị đã quá cũ hoặc hỏng hóc, họ sẽ thỉnh tượng mới về thay thế. Đối với ban thờ cũng vậy. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa có sạch sẽ, trang nghiêm thì làm ăn mới Phát Tài, Phát Lộc.
Tương truyền rằng Ông Thần Tài và Ông Thổ Địa rất gần gũi với dân chúng. Đặc biệt ông Thổ Địa rất vui vẻ, lạc quan, hay cười và rất thương trẻ nhỏ. Vì vậy mà dân chúng có điều gì lo lắng bức xúc thì nên khấn nguyện với ông Thần Tài, Thổ Địa 2 ông sẽ hóa giải phù hộ cho, mọi việc sẽ như ý tốt đẹp!
Xem lịch âm dương cho thấy nghi thức cúng Thổ Địa, Thần Tài không chỉ tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng mà trong tất cả các tháng trong năm.
Thần Tài, Thổ Địa là hai vị thần đặc biệt vừa dùng mặn vừa dùng chay. Do vậy, lễ cúng cho các ông phải đặc biệt cẩn thận.
Từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch cúng mặn
Từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm cúng chay
Vào ngày 14 và cuối tháng âm lịch, gia chủ buộc phải thực hiện nghi lễ lau dọn bàn thờ và tắm cho hai vị bằng lá bưởi hay rượu pha nước. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là: …………..
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!